Tình hình kinh tế Đế_quốc_Tây_La_Mã

Nửa phía tây, với mức độ đô thị hóa ít hơn cũng như sự phân tán dân cư, có thể đã trải qua một sự suy giảm kinh tế suốt giai đoạn cuối của đế quốc ở một số tỉnh phía đông, vốn luôn luôn giàu có, thì lại không thiếu thốn như vậy, đặc biệt là khi các vị hoàng đế như Constantinus Đại đếConstantius II đã đầu tư rất nhiều cho nền kinh tế phía đông. Kết quả là, Đế quốc Đông La Mã có thể có đủ khả năng duy trì được một số lượng lớn những quân lính chuyên nghiệp và thêm vào đó là lính đánh thuê, trong khi Đế quốc Tây La Mã không thể đủ khả năng này với cùng mức độ. Ngay cả khi gặp thất bại, phía đông có thể, chắc chắn không phải không có khó khăn, mua chuộc kẻ thù của mình với những khoản tiền chuộc.

Việc kiểm soát chính trị, các nguồn lực kinh tế và quân sự của Đông La Mã vẫn an toàn ở Constantinopolis, nơi mà đã được củng cố vững chắc và nằm tại ngã tư của một số tuyến đường giao thương lớn và các tuyến đường quân sự. Ngược lại, đế quốc phía tây đã bị chia cắt nhiều hơn. Kinh đô đã được chuyển về Ravenna trong năm 402 chủ yếu vì lý do phòng thủ: các hạm đội của hoàng đế Đông La Mã có thể dễ tiếp cận nó nhưng nó lại bị cô lập bởi các mặt của nó đã bị bao quanh bởi các đầm lầy. Sức mạnh kinh tế vẫn tập trung vào Roma và tầng lớp quý tộc nguyên lão giàu có thống trị Ý và đặc biệt ở châu Phi. Sau khi Gallienus cấm các nguyên lão nắm quyền chỉ huy quân đội vào giữa thế kỷ 3, tầng lớp nguyên lão đã mất tất cả kinh nghiệm và sự quan tâm đến đời binh nghiệp. Trong những năm đầu thế kỷ thứ 5,tầng lớp địa chủ giàu có của viện nguyên lão La Mã chủ yếu cấm những người tá điền của mình đi lính, nhưng họ cũng từ chối ủng hộ đầy đủ kinh phí cho việc duy trì một đội quân lính đánh thuê đủ mạnh để bảo vệ toàn bộ đế quốc phía tây. Khu vực quân sự quan trọng nhất của phía tây trong thế kỉ thứ 4 là biên giới phía bắc Gaul và phòng tuyến sông Rhine, khi mà Trier thường xuyên được dùng như là kinh đô của đế quốc và nhiều tướng lĩnh quan trọng phía tây là người Frank. Sau cuộc nội chiến vào năm 394 giữa Theodosius IEugenius, chính quyền phía tây mới được đưa lên bởi Theodosius I ngày càng phải chuyển các nguồn lực quân sự của Anh và Rhine sang bảo vệ Ý.

Đế quốc Tây La Mã có nguồn nguyên liệu rất nghèo nàn, và sự thiếu thốn nhân lực có sẵn buộc chính quyền phải phụ thuộc nhiều vào các liên quân man tộc chiến đấu dưới quyền của các thủ lĩnh của họ, và theo đó Đế quốc thường gặp khó khăn trong việc trả thù lao cho họ. Trong một số trường hợp nhất định, chính quyền phải ban tặng đất đai cho các chỉ huy đánh thuê để tưởng thưởng cho họ, điều này khiến cho lãnh thổ của Đế quốc bị thu hẹp - đồng nghĩa với việc chính quyền sẽ thu được ít thuế hơn để chi phí cho quân sự.

Với sự suy yếu của quyền lực trung ương, Nhà nước mất dần quyền kiểm soát các tỉnh và biên ải, cũng như quyền thống trị vùng Địa Trung Hải. Các Hoàng đế Tây La Mã chủ trương bảo vệ quyền làm chủ trên biển, nhưng sau khi người Vandal xâm chiến Bắc Phi, Triều đình La Mã phải trị vì quá nhiều đất liền với nguồn lực ít ỏi. Sự mất mát các tỉnh châu Phi có lẽ là một chuyển biến tệ hại của vận mệnh Đế quốc Tây La Mã, do chúng nằm trong số những lãnh thổ giàu có nhất và cung cấp nguồn nhập khẩu gạo cần thiết cho Ý. Ở nhiều nơi, các chính quyền địa phương La Mã đã sụp đổ cùng với sự ổn định kinh tế. Ở một số vùng miền, sự định cư của các man tộc trên các lãnh thổ cũ của La Mã xem ra chỉ gây tương đối ít rối ren, nhưng những nơi khác, nhất là tại những phần đất nhất định ở Bắc Phi, các địa chủ La Mã bị truc xuất và ruộng đất của họ bị tịch thu.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đế_quốc_Tây_La_Mã http://www.newscientist.com/article/dn19968-fall-o... http://www.roman-empire.net //dx.doi.org/10.2307%2F1170959 //www.jstor.org/stable/1170959 http://www.roman-emperors.org/constaii.htm http://www.roman-emperors.org/impindex.htm http://en.wikisource.org/wiki/Nicene_and_Post-Nice... http://books.google.com.vn/books?id=DgnrxCb51xoC&d... http://books.google.com.vn/books?id=EdBEHD4XQ-0C&p... http://books.google.com.vn/books?id=qOEu4ALwR-IC&p...